CAM KẾT GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA

17-01-2016
Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam về ngành giấy

CAM KẾT GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA

Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam về ngành giấy

02/12/2010

1. Tình hình phát triển ngành Giấy khi Việt Nam gia nhập WTO?

Trong 15 năm trở lại đây, ngành Giấy Việt Nam có những bước phát triển tương đối mạnh cả về số lượng sản phẩm sản xuất và chất lượng sản phẩm, cụ thể:

Về sản xuất

·         Tốc độ tăng trưởng hàng năm giai đoạn 2001-2005: 17% (từ 580.000 tấn lên 1.083.000 tấn);

·         Tiêu thụ trong nước 2007: 1,8 triệu tấn (trong đó sản xuất trong nước chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu nội địa);

·         Xuất khẩu 2007: 180.000 tấn giấy các loại;

·         Nhập khẩu 2007: 841.500 tấn giấy các loại (với tổng trị giá 600,2 triệu USD, tăng 18,5% so với năm 2006; chiếm 1% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước)

Về lực lượng

Trên 300 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất giấy, trong đó:

·         7 doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam;

·         Một số doanh nghiệp nhà nước thuộc Hà Nội, Thanh Hoá, Nghệ An, Huế, Bình Dương, Long An;

·         Còn lại là các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các hợp tác xã và doanh nghiệp tư nhân;

2. Năng lực cạnh tranh của ngành Giấy?

Những lợi thế của ngành Giấy Việt Nam:

·         Nguồn nguyên liệu : Ngành giấy có thể sản xuất bột giấy từ rừng tự nhiên và rừng trồng trong nước (với chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, trong đó có 1 triệu ha rừng nguyên liệu giấy);

·         Nhân lực : Lực lượng lao động dồi dào, nhân công rẻ

·         Thị trường : Nhu cầu thị trường nội địa tăng mạnh qua từng năm

Hộp 1 - Nhu cầu tiêu thụ giấy của thị trường Việt Nam

Định suất tiêu thụ giấy trên đầu người của Việt Nam tuy tăng mạnh trong thời gian qua nhưng vẫn còn thấp hơn so với mức bình quân chung của các nước trong khu vực. Năm 2005 mức giấy tiêu thụ bình quân đầu người của nước Việt Nam là 16 kg/người/năm và hiện nay là khoảng 20kg/người/năm. Trong khi đó mức bình quân của của các nước Châu Á là 32 kg/người/năm, ở các nước Châu Âu là 50-60 kg/người.

Theo dự báo đến năm 2010 tiêu dùng giấy ở Việt Nam sẽ lên đến 2,9 triệu tấn giấy và năm 2015 tiêu dùng tới 6 triệu tấn giấy. 

Những tồn tại của ngành Giấy Việt Nam

·         Quy mô nhỏ, năng suất thấp, công nghệ lạc hậu :

·         Chỉ có 4 trong số 300 doanh nghiệp có quy mô sản xuất trên 50.000 tấn/năm, còn lại là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ

·         Cùng xuất phát điểm, Indonesia đã đưa sản lượng lên gấp 10 lần Việt Nam, còn Trung Quốc thì chỉ mặt hàng giấy in báo cũng đã có công suất sản xuất trên 2,5 triệu tấn;

·         Sản phẩm không đa dạng, chất lượng thấp, giá thành cao:

·         Hiện chỉ tập trung sản xuất giấy in báo, giấy in (chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu nội địa), giấy viết, giấy bao gói loại không tráng (đáp ứng 33% nhu cầu nội địa) và giấy lụa;

·         Hầu như chưa sản xuất được và nhập khẩu toàn bộ giấy tráng; những loại giấy yêu cầu độ bền cao, một số loại giấy kỹ thuật, giấy chất lượng cao phục vụ nhu cầu nội địa.

·         Phụ thuộc vào nhập khẩu (nguyên liệu và thành phẩm):

·         Mức tăng trưởng về khối lượng giấy nhập khẩu tăng cao hơn so với mức tăng trưởng của sản lượng giấy sản xuất trong nước; thị phần giấy sản xuất trong nước đang bị thu hẹp;

·         Nguyên liệu bột giấy phục vụ sản xuất trong nước lệ thuộc vào nhập khẩu (60% nguyên liệu bột giấy, tức là khoảng 150.000 tấn, là nhập khẩu) nên dễ bị ảnh hưởng bởi biến động trên thị trường thế giới.

·         Ngành công nghiệp phụ trợ kém phát triển:

·         Mới chỉ triển khai một số dự án sản xuất bột giấy;

·         Những ngành phụ trợ khác cho ngành giấy như sản xuất phụ gia, hóa chất, cơ khí chưa được quan tâm phát triển tương xứng, phải nhập khẩu.

3. Cam kết của Việt Nam trong WTO về thuế quan đối với sản phẩm ngành giấy nhập khẩu?

Đối với ngành giấy, gia nhập WTO, Việt Nam cam kết cắt giảm hoặc ràng buộc ở mức thuế suất hiện hành của khoảng 230 dòng thuế liên quan đến mặt hàng bột giấy và các sản phẩm giấy. Cụ thể :

·         Cam kết cắt giảm thuế với khoảng 110 dòng thuế liên quan đến sản phẩm giấy ;

·         Ràng buộc ở mức thuế suất trần và không tăng thuế so với mức hiện hành đối với khoảng 120 dòng 

 Bảng 1 - Tổng quan về các cam kết trong WTO về thuế quan đối với bột giấy và các sản phẩm giấy nhập khẩu

TT

Mặt hàng

Thuế suất MFN (%)

Thuế suất cam kết trong WTO

Khi gia nhập (%)

Cuối cùng (%)

Thời hạn thực hiện (kể từ khi gia nhập)

1

Thuế suất bình quân cả Biểu thuế

17,4

17,2

13,4

Chủ yếu sau 3-5 năm

2

Thuế suất bình quân sản phẩm công nghiệp

16,7

16,2

12,4

Chủ yếu sau 3-5 năm

3

Thuế suất bình quân sản phẩm giấy

22,3

20,3

15,1

5 năm

4

Thuế suất cam kết cho một số sản phẩm giấy

 

 

 

 

A

Giấy in báo

40

35

20

5 năm

B

Giấy in và viết

50

40

25

5 năm

C

Giấy lụa

40

40

20

5 năm

D

Bột giấy

0

1

1

Khi gia nhập

 So với mức cam kết giảm thuế trung bình của toàn bộ Biểu cam kết thuế quan của Việt Nam, ngành giấy là một trong những ngành có mức thuế suất giảm theo cam kết tương đối cao; ngoài ra tỷ lệ nhóm cam kết giảm thuế với nhóm cam kết không tăng thuế lớn (chiếm trên 50%, trong khi các ngành khác chỉ khoảng 30%).

Trong khi đó, mức thuế suất thực tế áp dụng đối với các sản phẩm giấy trước thời điểm gia nhập so với các nhóm sản phẩm công nghiệp khác cũng tương đối cao (do trước khi Việt Nam gia nhập WTO, giấy là một trong số ít những ngành sản xuất có mức thuế suất bảo hộ cao nhất).

Vì vậy với mức giảm thuế mạnh theo như cam kết gia nhập WTO, cạnh tranh với hàng nhập khẩu được dự báo là sẽ rất gay gắt.

Tuy nhiên, đối với các sản phẩm giấy trong nước hiện đang có sản xuất như giấy in, giấy in bao, giấy viết, thực hiện cắt giảm thuế tuy có làm giảm mức bảo hộ so với ngành giấy, song về cơ bản ngành giấy vẫn duy trì được một mức bảo hộ nhất định.

4. Cam kết của Việt Nam về thuế nhập khẩu đối với sản phẩm ngành giấy trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do khu vực ?

Bên cạnh cam kết về thuế quan trong khuôn khổ WTO, liên quan đến sản phẩm giấy, Việt Nam còn tham gia 03 cam kết cắt giảm thuế quan quan trọng, bao gồm cam kết cắt giảm theo Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (CEPT/AFTA) và ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA). Mức cắt giảm thuế sản phẩm giấy nhập khẩu theo các cam kết này sẽ được áp dụng đối với sản phẩm giấy nhập khẩu từ các nước ASEAN, Trung Quốc hoặc Hàn Quốc vào Việt Nam.

So với cam kết cắt giảm thuế theo WTO, mức cắt giảm thuế nhập khẩu đối với sản phẩm giấy và bột giấy theo các Hiệp định mậu dịch tự do này lớn hơn nhiều. Tuy nhiên, điều kiện để các sản phẩm giấy nhập khẩu được hưởng các mức thuế cắt giảm trong khuôn khổ các Hiệp định này cũng khắt khe hơn.

Bảng 2 - So sánh các cam kết về cắt giảm thuế quan trong WTO và với các cam kết CEPT/AFTA và cam kết ACFTA (thuế suất bình quân) về sản phẩm giấy

Stt

Nội dung

Cam kết trong WTO

Cam kết trong CEPT/AFTA

Cam kết trong ACFTA

1

Thuế suất khi gia nhập (1)

20,7%

5%

19%

2

Thuế suất cuối cùng

15,1%

0%

5%

3

Thời gian thực hiện

2012

2015

2015

(1) Đối với CEPT/AFTA và ACFTA đây là mức thuế suất tính tại thời điểm 1/1/2006; Đối với WTO là mức thuế suất tại thời điểm 11/1/2007

Việc triển khai giảm thuế theo các cam kết trong khuôn khổ CEPT/AFTA, ACFTA, AKFTA, các doanh nghiệp sẽ phải sẵn sàng chuẩn bị cho cạnh tranh gay gắt từ giấy và bột giấy nhập khẩu từ các nước ASEAN và đặc biệt là Trung Quốc (vốn là nước có lợi thế cạnh tranh lớn trong lĩnh vực này).

5. Doanh nghiệp ngành giấy cần làm gì để hội nhập thành công?

Với những cam kết giảm thuế và dự báo cạnh tranh gay gắt nói trên, cùng với những hạn chế của ngành Giấy Việt Nam, có thể thấy doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều việc phải làm để tồn tại và cạnh tranh tốt trong hoàn cảnh mới.

Một số vấn đề ngành giấy và các doanh nghiệp trong ngành cần lưu ý khi xây dựng chiến lược cạnh tranh trong điều kiện hội nhập:

·         Về công nghệ : Cần tăng cường đầu tư chiều sâu, nâng cấp dây chuyền sản xuất hiện có, đồng thời đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất bột giấy và giấy mới, có công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm;

·         Về nguồn nguyên liệu : cần có phương án đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất bột giấy nhằm tăng khả năng chủ động về nguyên liệu sản xuất giấy, giảm sự phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu;

·         Về pháp luật: Cần các nguyên tắc của thương mại quốc tế, các cam kết mà Việt Nam đã đưa ra trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới để xác định lại chiến lược sản xuất của mình.

 

 

                                               Nguồn : http://www.trungtamwto.vn/


Thông tin khác

Chăm sóc khách hàng
08.38866606